Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Các món ăn giúp giảm đau viêm đa khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó chữa khỏi gây nhiều phiền toái cho người bệnh, trong đa số trường hợp, thuốc men chỉ tạm thời đẩy lui bệnh. Nhiều người vẫn truyền nhau các phương pháp như nhịn đói trị bệnh, loại bỏ những thức ăn gây đau đớn, chọn ăn những thực phẩm đặc biệt... Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của những biện pháp này. Việc áp dụng chế độ ăn kiêng chỉ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Trong khi chế độ ăn hợp lý lại giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ rắn chắc của xương, hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi.


Viêm khớp dạng thấp thường đi kèm các đợt viêm (bệnh nhân bị sốt, khớp bị sưng đau). Điều này làm tiêu hao năng lượng và gây chán ăn, khiến người bệnh dễ bị thiếu dinh dưỡng. Họ cần ăn uống nhiều hơn để tích lũy các chất dinh dưỡng

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng, do đó cần ăn điểm tâm đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính, nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với thực phẩm giàu năng lượng. Thức ăn càng đa dạng càng tốt. Hàm lượng khuyến cáo với từng thành phần dinh dưỡng là:

- Rau trái: Nên dùng trên 300 g rau và 200 g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ trong rau trái giúp giảm cholesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).

- Chất đạm: Dùng 50 g thịt, 100 g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, ngêu sò, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe.

Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

- Chất béo: Không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng...

- Tinh bột: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng.

- Muối, đường: Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10 g/ngày và đường ở mức 20 g/ngày.

 Nên ăn các loại cá có chứa nhiều acid béo omega-3 (cá hồi, cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá basa, cá bông lau, cá hú…), có tác dụng kháng viêm, giúp ngăn chặn và làm thuyên giảm các triệu chứng của chứng đau khớp.

 Một số thủy hải sản như nghêu, sò, ốc, hến cung cấp nhiều calcium rất có ích cho hoạt động của xương khớp.

 Trứng, thịt gà vịt, cung cấp nhiều protein, tuy nhiên không nên sử dụng quá 70g protein mỗi ngày.

 Những thực phẩm nên hạn chế hoặc không nên sử dụng, vì có thể làm cho cơn đau tăng thêm như muối, đường, soda, sữa bò, bơ, phô mai, các loại thịt đỏ, mỡ và nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn (thường có chứa các hóa chất bảo quản), các loại thức ăn uống lạnh, cà phê, rượu bia, thuốc lá.

 Ngoài ra, để giúp giảm đau, chống viêm, bảo vệ lớp sụn giữa các khớp xương, nên uống đủ nước trong ngày, khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh, nhất là về đêm, không ngâm nước, làm việc nặng nhọc ngoài trời lạnh.

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2014 by Xương khớp nguyên sinh - Điều trị đau vai gáy, đau xương khớp, viêm khớp dạng thấp ∙ Templated by Điều trị đau xương khớp.
Trang tin tức điều trị bệnh xương khớp, bệnh đau xương khớp